top of page
Search

Những công việc lương cao nhưng áp lực lớn

  • Writer: JobsGO
    JobsGO
  • Sep 10, 2019
  • 3 min read

Nghề nào cũng có những đặc thù riêng, ngoài việc mang đến nguồn thu nhập cao thì chúng còn chứa đựng cả những niềm vui và những áp lực chỉ những người trong nghề mới có thể hiểu được. Nếu bạn cảm thấy mình đủ bản lĩnh thì hãy thử sức với một trong những công việc đầy sự áp lực dưới đây.

Bác sĩ: cuộc chiến với “thần chết”

Bác sĩ là một công việc có áp lực rất lớn. Người làm nghề này phải luôn giữ một tinh thần tỉnh táo để sẵn sàng giành lại sự sống cho người bệnh. Hơn nữa, làm bác sĩ đồng nghĩa với việc ít có thời gian cho gia đình và bản thân. Hầu hết bác sĩ ngoài giờ khám chữa bệnh trong giờ hành chính thì họ còn phải trực và làm thêm ở cả những ngày nghỉ.




Tại nước ta, công việc bác sĩ rất vất vả, số lượng bệnh nhân ngày càng tăng trong khi điều kiện y tế còn chưa đáp ứng kịp. Đổi lại với những vất vả đó thì bác sĩ nhận được một mức nước hàng năm khá cao. Ngoài mức lương cơ bản, bác sĩ còn nhận thêm những khoản trợ cấp khác.

Mức độ stress: 100

Mức lương: 189.760 USD/năm.

2. Lính cứu hỏa: Cuộc chiến “giành lại cái còn trong cái mất”

Đây là một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất hiện nay. Người lính cứu hỏa lúc nào cũng phải trong tình trạng sẵn sàng để đi dập tắt đám cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Công việc này thường xuyên phải đối mặt với sự mất mát và chết chóc nếu họ không kịp dập tắt đám cháy.

Cái chết có thể không đến với họ nhưng rất có thể là đồng đội, là người dân mà họ không kịp cứu thoát. Bị lửa thiêu, nhiễm khói độc,… là những tai nạn thường gặp của lính cứu hỏa.

Mức độ áp lực: 99

Mức lương: 44.130 USD/năm.

3. Nhân viên cao cấp trong các tập đoàn lớn: Làm việc cho xứng với tờ séc được nhận

Để được vào làm việc cho các tập đoàn lớn vốn đã không phải điều đơn giản. Hơn nữa, nếu là một nhân viên cao cấp trong tập đoàn lớn thì áp lực công việc cũng sẽ tỷ lệ thuận với mức lương nhận được. Người nhân viên phải nghĩ ra các chiến lược tốt, đảm bảo mọi kế hoạch được triển khai thuận lợi và điều phối công việc cho cấp dưới một cách phù hợp nhất.

Mức độ stress: 99

Mức lương: 181.210 USD/năm.


4. Chuyên viên PR: Chiếc thùng hứng chịu “búa rìu dư luận”

Ngành quan hệ công chúng (PR) chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Do đó nhiều người chưa thực sự hiểu về ngành nghề này. Hầu hết mọi người chỉ hiểu môn na công việc này chỉ gói gọn trong việc tạo dựng mối quan hệ với phóng viên để đăng được các tin, bài lên báo chí.

Thế nhưng, thực tế những người làm trong ngành quan hệ công chúng phải luôn tươi cười và tỏ ra thân thiện mọi lúc mọi nơi, kể cả với những người mà họ không ưa. Bên cạnh đó, họ còn phải đưa ra các chiến dịch quan hệ công chúng để PR sản phẩm và phải hay hứng “búa rìu dư luận” khi có rắc rối xảy nào xảy ra. Chuyên viên PR luôn phải sẵn sàng đưa ra các phương án dự phòng để ứng phó với bất cứ thông tin bất lợi nào cho doanh nghiệp của mình.

Mức độ stress: 98

Mức lương: 107.320 USD/năm.

5. Nhà báo/phóng viên hiện trường

Dù ở bất cứ hiện trường nguy hiểm nào thì phóng viên/ nhà báo cũng là những người xông xáo lao đến đầu tiên để lấy được những tin tức chân thật và sớm nhất. Các phóng sự về vụ việc ở chùa Ba Vàng hay sự việc ở chợ Long Biên đều là tác phẩm sau chuỗi ngày nằm vùng, đương đầu với mọi sự nguy hiểm của các phóng viên, nhà báo. Chỉ một chút sơ sẩy thôi là họ có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Nhờ sự dấn thân không ngừng của họ thì mới có thể đưa các vụ việc tiêu cực ra ánh sáng.

Không những thế, làm nghề báo là luôn phải “dỏng tai nghe ngóng” để cập nhật tin tức nhanh nhất bất kể ngày giờ. Cuộc sống của người phóng viên là chuỗi ngày dài tìm kiếm đề tài và bị deadline dí.

Mức độ stress: 98

Mức lương: 37.820 USD/năm.


 
 
 

Comments


+84 899 565 868

©2019 by JobsGo.VN. Proudly created with Wix.com

bottom of page